Khi tới chân núi các bạn sẽ thấy một con đường lên núi toàn là bật thang, các bạn đi đúng 100 bật thang sẽ đến cỗng Tam Quan của Am Chúa.
Ảnh: Khoa Tran
Cấu trúc Am Chúa bao gồm chính điện và nơi bái đường, kiến trúc nhìn gần giống với lại chùa ở Việt Nam, trên nóc có Long, Lân, Quy, Phụng. Giữa chính điện là nơi thờ Bà Thiên Y A Na, 2 bên thờ tả, hữu ban liệt vị.
Tại đây các bạn có thể thấy sắc phong của triều đình nhà Nguyễn như : sắc phong của vua Tự Đức cho phép thờ phụng Bà Thiên Y A Na là “Hồng Nhơn phổ tế linh cảm diệu thông, Mặc tướng trang huy thượng đẳng thần”, chính vì sắc phong này mà Am Chúa đã phần nào cho thấy giá trị văn hóa từ rất lâu đời đã được khẳng định.
Am Chúa Nha Trang – Ảnh: Khoa Tran
Lịch Sử Am Chúa ở Nha Trang
Am Chúa được xây rất lâu và không ai biết là đã xây dựng vào năm nào. Am Chúa trải qua rất nhiều lần trung tu để được như ngày nay. Tại Tháp Bà nằm ngay cầu Xóm Bóng có một tấm bia được ghi vào năm 1856 nội dung ghi là : Am Chúa được coi là nơi phát tích của Bà Po Nagar lúc ấu thơ sống với cha mẹ nuôi, còn Tháp Bà ngay cầu Xóm Bóng là nơi thờ Bà khi đã hiển thánh.
Triều đình Nhà Nguyễn đã sắc phong cho Bà Po Nagar là “Hồng Nhơn Phổ Tế Linh Ứng Thượng Ðẳng Thần” và tại Am Chúa mỗi khi tế lễ thường được tổ chức theo nghi lễ quốc gia do quan đầu tỉnh làm chủ tế.
– Am Chúa cũng là nơi góp phần cho cách mạng kháng chiến chống Pháp và Mỹ, trước sân Am Chúa là cây Mã Tiền đã có tuổi thọ lên đến 350 năm, cây Mã Tiền là nơi dùng làm cột cờ để biểu dương lực lượng, khơi dậy truyền thống yêu nước của nhân dân. Phía sau Am Chúa còn có các dấu tích Lô Cốt và giao thông hào đá do thực dân Pháp xây dựng.
Nơi gắn liền với cổ tích
Vùng đất Khánh Hòa phát tích nhiều câu chuyện thần bí về sự tích hiển thân của các vị thần. Một trong số đó có truyền thuyết Thánh Mẫu Thiên Y A Na giáng trần trên núi Đại An. Hiện nay, ở lưng chừng núi Đại An có di tích Am Chúa. Am Chúa chính thức xây dựng từ năm nào không rõ, nhưng trải qua nhiều lần trùng tu, hiện nay vẫn là nơi thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na rất trang nghiêm.
Tấm bia lớn trước sân có ghi lại bút ký của Tiến sĩ, Hiệp biện Đại học sĩ, Lễ bộ Thượng thư Phan Thanh Giản soạn năm Tự Đức thứ 9 (1857) rằng, xưa kia tại núi Đại An có 2 vợ chồng người tiều phu già đến cất nhà và vỡ rẫy trồng dưa nơi triền núi. Thế nhưng đến mùa dưa chín thì thường hay bị mất.
Sau một thời gian dài, 2 vợ chồng người tiều phu bắt hoài nghi và tìm cách bắt tên ăn trộm. Một hôm, người chồng rình và bắt gặp một thiếu nữ trạc mười chín tuổi hái dưa, rồi đùa giỡn dưới trăng. Thấy cô gái dễ thương, ông đem về nuôi. Vợ chồng người tiều phu này vốn không con cái nên yêu thương cô gái như con ruột của mình.
Một hôm, bị người cha nuôi nặng tiếng rầy la, cô gái bèn biến thân vào khúc kỳ nam, để mặc cho sóng đưa đẩy. Khúc kỳ nam trôi ra biển cả, rồi tấp vào đất liền. Mùi hương bay thơm ngào ngạt. Người địa phương lấy làm lạ nên rủ đến xem. Thấy gỗ tốt nên họ xúm nhau khiêng, nhưng người đông bao nhiêu cũng không nhấc lên nổi.
Thái tử Bắc Hải nghe tin đồn liền tìm đến xem hư thực. Thấy khúc gỗ không lớn lắm, lẽ gì nặng đến nhấc không lên nên chàng lấy tay nhấc thử. Mọi người ngạc nhiên bởi chàng nhấc khúc kỳ nam lên nhẹ như tờ giấy. Sau đó, thái tử đem khúc kỳ nam về cung, trân trọng như một bảo vật.
Các đoàn hành hương trong trang phục truyền thống thực hiện những tiết mục biểu diễn mang đậm màu sắc tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na |
Một đêm, dưới bóng trăng mờ, thái tử thấy có bóng người con gái thấp thoáng nơi để khúc kỳ nam. Nhưng lại gần xem thì tứ bề vắng vẻ, bên mình chỉ phảng phất một mùi hương nhè nhẹ. Chàng quyết rình xem, suốt mấy đêm liền, không hề thấy gì khác lạ.
Rồi một hôm đêm vừa quá nửa, bốn bề im phăng phắc, một giai nhân tuyệt sắc theo ngọn gió hương ngào ngạt từ trong khúc kỳ nam bước ra. Thái tử vụt chạy đến ôm choàng. Không biến kịp, giai nhân đành theo thái tử về cung và cho biết rõ lai lịch. Giai nhân ấy chính là Thiên Y A Na.
Vợ chồng thái tử ăn ở với nhau rất tương đắc và sinh được 2 con, một trai, một gái. Người con trai tên Trí, dung mạo khôi ngô. Người con gái tên Quý xinh đẹp. Thời gian qua đi, Thiên Y A Na sống trong êm ấm. Nhưng một hôm, lòng quê thúc giục, nhớ đến mẹ cha nuôi, Thiên Y A Na liền bồng 2 con nhập vào khúc kỳ nam, trở về làng cũ. Tuy nhiên, khi về núi Đại An, cha mẹ nuôi đã qua đời.
Thấy dân địa phương còn lạc hậu, Thiên Y A Na liền dạy dân cày cấy, kéo vải, dệt sợi và đặt ra lễ nghi. Từ đó, ruộng nương mở rộng, đời sống của người dân mỗi ngày thêm phú túc, phong lưu. Công khai hóa của Thiên Y A Na chẳng những ở trong địa phương, mà các vùng lân cận cũng được nhờ. Người dân địa phương nhớ ơn đức, tạc tượng Thánh Mẫu Thiên Y A Na rồi dựng nên Am Chúa ở lưng chừng núi Đại An để phụng thờ.
Kiến trúc tại Am Chúa
Trước khi đến Cổng Đại An Tam Quan Môn, bạn sẽ phải thể hiện lòng thành của minh bằng cách leo hơn 100 bậc tam cấp được lát đá hoa cương. Sau khi qua đến cổng, một đôi rồng đá uy nghi, được điêu khắc vô cùng sống động sẽ đón chào bạn.
Cấu trúc của Am Chúa bao gồm nơi bái đường và chính điện, kiến trúc khá giống các chùa tại Việt Nam với các hình tứ linh “Long, Lân, Quy, Phụng” được đắp nổi, đặc biệt gian bái đường còn có đôi câu đối bằng chữ Hán kể về sự tích của Thánh Mẫu..
Ảnh: Khoa Tran
Giữa chính điện là nơi thờ Thánh Mẫu với 2 bên thờ tả và hữu ban liệt vị. Nổi bật nhất bên trong miếu chính là bức tượng của Bà Po Nagar. Tượng Bà được làm bằng đất nung, cao khoảng 1m, được đặt trang nghiêm trong khám thờ cao tới 1m5, trước tượng Bà có đặt một đôi hạc đứng trên lưng rùa, bên dưới có bàn thờ. Nhìn chung cách bài trí tại đây vô cùng đơn giản, không cầu kì, được trang trí với trang phục, góc nhìn của văn hóa người Việt và người Chăm, tạo cho nơi đây một sự nhẹ nhàng và thanh thoát.
Ảnh: Khoa Tran
Ngoài ra, tại đây còn có sắc phong của Vua Tự Đức dành cho Bà Thiên Y A Na với tựa “Hồng Nhơn phổ tế linh cảm diệu thông, Mặc tướng trang huy thượng đẳng thần” – điều này góp phần thể hiện giá trị văn hóa tâm linh đặc biệt của Thánh Mẫu dưới triều Nhà Nguyễn..
Nội quy khu di tích văn hoá lịch sử Đại An – Núi Chúa
- Khi đến lễ bái tham quan di tích mọi người phải ăn mặc văn minh, lịch sự.
- Nghiêm cấm việc xâm phạm đến di tích không được di chuyển, làm hư hại tài sản hiện vật, phá hoại cây xanh, đục đá, khắc chữ và săn bắn xung quanh khu vực di tích. C
- ác hoạt động tín ngưỡng truyền thống văn hoá tại Đại An – Núi Chúa phải chấp hành đúng theo quy định của nhà nước và theo sự hướng dẫn của ban quản lý khu di tích.
- Nghiêm cấm các hoạt động mê tín như: đồng bóng, bói toán, cúng sao,…xuyên tạc nội dung di tích – lịch sử và các hành vi gây rối an ninh trật tự khác.
- Nghiêm cấm mang các chất gây nổ vào khu vực di tích.
- Cấm bán hàng rong, ăn vặt bừa bãi, vệ sinh phải đúng nơi quy định.
Am Chúa là một điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Nha Trang với nhiều lễ hội đặc sắc và thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan. Là không gian lưu trữ những nét văn hoá đặc sắc trong đời sống tâm linh của người Khánh Hoà, nếu có dịp ghé Nha Trang, thì Am Chúa là điểm tham quan không thể bỏ qua..
Hướng dẫn đến Am Chúa ở Nha Trang
– Địa chỉ : Nằm Tại Núi Đại An, thôn Đại Điền Trung 1, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
– Đường đi : Bắt đầu từ thành phố Nha Trang – > đi theo con đường Quốc Lộ 1 C theo hướng Tây -> đến Ngã 3 giao nhau với Quốc Lộ 1 A rẻ phải – > chạy Thẳng Quốc Lộ 1 A -> chạy khoảng 2km các bạn sẽ thấy ngã tư chợ Tân Đức -> rẻ vào chợ Tân Đức – > từ chợ Tân Đức các bạn hỏi đường đến Am Chúa ai cũng biết -> từ chợ Tân Đức đến Am Chúa khoảng 5 km. Đến chân núi Đại An quý khách đi bộ lên Am Chúa.